Ở phần trước chúng ta đã biết về quỹ đầu tư trong thị trường Crypto, họ góp phần không nhỏ định hướng cho các xu hướng dòng tiền trong thị trường. Tuy nhiên chúng ta sẽ cần nhắc đến những cá voi khổng lồ hơn có quan hệ mật thiết với các VC, đó là những công ty công nghệ tỷ đô trong thị trường Crypto. Sự tăng trưởng của thị trường trong thời gian gần đây có thể nói một phần cũng từ những sản phẩm có thể thu hút được dòng tiền từ những thị trường tài chính khác chảy vào. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, những cá voi này cũng là những thủ phạm thao túng thị trường theo chiều hướng tiêu cực. Bài viết này sẽ kể đến một vài cái tên đã, đang và có thể sẽ theo túng thị trường theo cả chiều hướng tích cự và tiêu cực.
CONSENSYS
2020 là một năm bùng nổ với Defi khi mà tất cả từ khóa tìm được xoay quanh Decentralized. Ở thời điểm hiện tại có thể những người mới khi tham gia thị trường cũng đã nghe đến ví Metamask, nhưng ở năm 2020 Metamask là một thứ gì đó rất mới. Và đó chính là một sản phẩm của ConsenSys.
ConsenSys mệnh danh là gã khổng lồ trong lĩnh vực Blockchain được sáng lập năm 2014 bởi Joseph Lubin – đồng sáng lập Ethereum. Là công ty đứng sau hàng loạt các sản phẩm như Metamask, Infura, Quorum và từng được định giá 3.2 tỷ đô năm 2021 sau khi huy động được 200 triệu đô từ Amonica Brand , Coinbase ventures và một số quỹ lớn khác. Giữa tháng 3 năm 2022, khi các công ty sẵn sàng cho làn sóng cắt giảm nhân sự vì khủng hoảng, ConsenSys tiếp tục nhận vòng gọi vốn trị giá 450 triệu đô bởi các quỹ như ParaFi Capital, Sofbank Vision Fund 2, Micosoft,… Sau vòng gọi vốn này ConsenSys được định giá khoảng 7 tỷ đô la.
ConsenSys tập trung vào các vấn đề giải pháp công nghệ và ươm mầm cho các dự án trong lĩnh vực blockchain. Tháng 12 năm 2022, ConsenSys công bố giải pháp mở rộng layer 2 trên Ethereum với tên gọi “zkEVM” và sau đó chính thức được đổi tên thành “Linea” vào tháng 3 năm 2023. Với việc định hướng phát triển sản phẩm trong năm 2023 là Layer 2, biết đâu chúng ta sẽ đón chờ một mùa “Layer2 Summer” trong thời gian tới.
BITMAIN
Bitmain thành lập năm 2013, được biết đến là một trong những cung cấp máy đào top đầu hiện nay với dòng máy đào huyền thoại Antminer. Sau vòng gọi vốn cuối cùng trị giá 560 triệu đô vào tháng 8 năm 2018, công ty Bitmain được định giá khoảng 14.5 tỷ đô – một trong những công ty top đầu ảnh hưởng tới blockchain nói chung và crypto nói riêng.
Bitmain có thể nói là một Business truyền thống tuy nhiên có tác động tới dòng tiền trong crypto rất lớn. Miners sẽ tác động trực tiếp trới các nút mạng với blockchain sử dụng cơ chế Proof – of – Work mà điển hình là Ethereum 1.0. Ethereum đang trong quá trình chuyển từ Prof-of-work sang Proof-of-Stake, việc này cũng ảnh hưởng tới các Miners và có thể thấy rõ khi có ETHW ra đời vẫn sẽ chạy cơ chế Proof-of-Stake do một bộ phận Miners không đồng ý chuyển từ Ethereum 1.0 sang Ethereum 2.0.
ANIMOCA BRANDS
Animoca Brands được thành lập từ năm 2014 tuy nhiên chỉ được biết đến rộng rãi trong giai đoạn 2020-2021 với những hoạt động tích cực mảng gamefi, NFT và Metaverse, có trụ sở chính tại Hongkong tuy nhiên các văn phòng đặt ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Phần Lan, Hàn Quốc, Canada,… Animoca Brands vừa đóng vai trò VC vừa đóng vai trò là nhà phát triển sản phẩm. Họ có những sản phẩm mang lại tiếng vang lớn trong giai đoạn uptrend 2021 có thể điểm qua đó là The Sandbox.
Animoca Brands cho thấy những hoạt động tích cực và tầm nhìn của mình khi đã đầu tư đúng trend vào gamefi và metaverse trong giai đoạn trước đó để cái tên Animoca Brand bay cao trong thị trường blockchain. Một vài sản phẩm được Animoca Brands đầu tư dưới vai trò VC là Metamask của Consensys, ví lạnh Ledger, công ty blockchain gaming Sky Mavis và rất nhiều dự án khác.
Tháng 1 năm 2022 thông báo nhận một vòng đầu tư trị giá 360 triệu đô được dẫn đầu bởi liberty City Ventures, vòng gọi vốn này đã đưa giá trị của Animoca Brands lên tới 5.5 tỷ đô, tăng gấp 2 lần sau 3 tháng so với tháng 10 năm trước đó. Vào tháng 10 năm 2021 công ty này có giá trị khoảng 2.2 tỷ đô sau khi nhận được một vòng đầu tư trị giá 65 triệu đô.
STARKWARE
Gần đây thuật ngữ “Layer 2” hay “Zero-knowledge Rollup” đang phủ sóng khá nhiều với những cái tên như Zksyncs, Taiko, Linea hay Starknet. Đứng sau sự phát triển của Starknet trong thời gian gần đây đó là Starkware Industries, công ty được thành lập vào tháng 1 năm 2018 bởi Eli Ben-Sasson – đồng sáng lập của STARK & ZCASH. Nhiều người đang hiểu nhầm Starkware là giải pháp layer 2, tuy nhiên Starkware bản chất là một công ty xây dựng các giải pháp layer 2 trên Ethereum như Zk Rollup, Validim và Volidium. Starkware cải thiện khả năng mở rộng và quyền riêng tư của các blockchain bằng công nghệ STARK thông qua bộ sản phẩm cốt lõi của mình.
Sau vòng gọi vốn 100 triệu đô ở vòng Seris D vào tháng 3 năm 2022, Starkware Industries được định giá 8 tỷ đô. Đáng chú ý, Starkware chỉ vừa kết thúc Seris C vào tháng 11 năm 2021 với vòng gọi vốn 50 triệu đô và khi đó định giá của Starkware Industries chỉ 2 tỷ đô.
Hiện tại Starkware cung cấp một bộ sản phẩm cốt lõi bao gồm: Cairo, SHARP, VeeDo, StarkEx và Starknet. Trong đó hai sản phẩm đáng chú ý nhất có thể nói tới là StarkEx và Starknet. StarkEx hoạt động như một giải pháp mở rộng ủy quyền trên Ethereum cho một số mục đích cụ thể như payment, trading trong khi Starknet hoạt động như một blockchain độc lập có khả năng cung cấp đầy đủ các giải pháp mở rộng.
TỔNG KẾT
Bên trên đã điểm qua một vài công ty được định giá tỷ đô trong thị trường Crypto nói riêng và lĩnh vực Blockchain nói chung. Theo dõi sát hoạt động của những công ty này một phần có thể giúp bạn định hình được xu hướng sản phẩm trong tương lai. Còn rất nhiều các công ty hay những bàn tay tỷ đô khác có khả năng thao túng và định hướng dòng tiền trong thị trường này, họ sẽ được đề cập đến trong những phần sau của Series “Theo dấu cá voi”.