Story ra đời từ năm 2023, đã thu hút hơn 50 khách hàng muốn tích hợp các công cụ tập trung vào IP vào doanh nghiệp của mình, bao gồm một số dự án NFT nổi bật. Đồng sáng lập Jason Zhao cho biết: “Chúng tôi muốn làm cho IP giống như Bitcoin đã làm cho tiền tệ. Chúng tôi muốn biến IP thành những ‘viên gạch lập trình’ cho phép các nhà sáng tạo đưa tài sản sáng tạo của họ lên blockchain, tạo ra một thị trường và tính thanh khoản cho một lớp tài sản thường bị bỏ qua nhưng cực kỳ quan trọng.”
Story là một kho mã nguồn mở dành cho các chủ sở hữu IP và bất kỳ ai muốn truy cập vào những sáng tạo đó. Đội ngũ Story đang xây dựng các công cụ để quản lý “toàn bộ vòng đời” của IP, từ sáng tạo, xác thực nguồn gốc đến cấp phép và chia sẻ doanh thu cho hầu hết mọi loại phương tiện.
Quản lý IP hiện nay có thể là một quá trình tốn thời gian, phức tạp và đắt đỏ, thường đòi hỏi các nhóm luật sư. Việc chuyển IP lên một mạng lưới phi tập trung, được quản lý bởi các quy tắc rõ ràng và thực thi tự động bằng mã máy tính, có thể giảm bớt một số khó khăn này. “Các nhà sáng tạo sẽ có thể đặt ra các điều khoản về cách người khác sử dụng tác phẩm của họ, số tiền họ phải trả trước, tiền bản quyền và bất kỳ loại hạn chế nào,” Zhao cho biết.
Story sử dụng một blockchain tương thích với EVM cùng với thuật toán đồng thuận “Proof-of-Creativity” tùy chỉnh để quản lý các vấn đề như xác thực và quyền sở hữu. Người dùng tải tài sản IP lên blockchain sẽ nhận được một NFT tương ứng và tài khoản sử dụng phiên bản sửa đổi của tiêu chuẩn token ERC-6551.
Nếu ai đó muốn tạo, chỉnh sửa hoặc thương mại hóa một phiên bản phái sinh của một tác phẩm sáng tạo, họ có thể đúc các NFT “License Token” với các điều khoản sử dụng được lập trình sẵn. Những token này cũng được quản lý bởi một hợp đồng pháp lý ngoài chuỗi gọi là “Programmable IP License”, mặc dù các module cấp phép và bản quyền cũng có thể được đính kèm trên chuỗi.
Sẽ có một “module giải quyết tranh chấp” để giúp người dùng giải quyết xung đột thông qua trọng tài khi xảy ra tranh chấp. Các tác phẩm phái sinh không trích dẫn hoặc thưởng công xứng đáng cho các dự án “cha mẹ” cũng có thể bị gắn nhãn là “đạo văn”.
Đội ngũ dự án dự định hợp tác với các chuyên gia bên thứ ba để cung cấp các hướng dẫn về huy động vốn cộng đồng, xây dựng cộng đồng và cấp phép. Zhao cũng đặt biệt chú trọng vào trí tuệ nhân tạo (AI), điều mà ông cho rằng sẽ thay đổi căn bản cách nội dung được tạo ra và tiêu thụ trực tuyến. “Nếu tôi là Drake, tôi có thể cho phép người khác sử dụng giọng nói của mình… nhưng họ phải trả cho tôi một khoản tiền nào đó trước hoặc một phần trăm doanh thu. Hiện tại, điều này cực kỳ khó khăn cho các nghệ sĩ và người remix. Đây là một giải pháp đôi bên cùng có lợi.”