Omni Network là một blockchain nền tảng Layer 1 cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phân tán (DApp) một cách dễ dàng trên các Layer 2, nhưng vẫn đảm bảo được mức độ bảo mật tương đương với Ethereum. Vào ngày 12/04/2024, Omni Network đã được công bố là dự án Launchpool thứ 52 trên Binance.
Omni Network là gì?
Omni Network là một nền tảng blockchain giúp các lập trình viên dễ dàng xây dựng dApp trên tất cả các tầng Layer 2 của Ethereum, đồng thời đảm bảo mức độ bảo mật tương đương. Để đạt được điều này, Omni Network tận dụng bộ công cụ Cosmos SDK và hạ tầng của EigenLayer, tạo ra khả năng kết nối nhanh chóng và tăng cường tính bảo mật giữa các Layer 2.
Omni Network được thiết kế với yêu cầu tích hợp tối thiểu, đảm bảo tính tương thích với mọi rollup ảo hóa, ngôn ngữ lập trình và kiến trúc dữ liệu hiện có. Nhờ đó, các ứng dụng có thể tham gia vào hệ sinh thái của Omni Network mà không cần sửa đổi các hợp đồng thông minh đang sử dụng.
Đặc điểm nổi bật của Omni Network
Omni Network là một nền tảng blockchain đa năng, được xây dựng trên Cosmos SDK và được bảo vệ bởi hệ thống validator trên Ethereum. Về mặt bảo mật, Omni Network khai thác lợi thế của các token ETH được liquid staking từ EigenLayer. Có thể nói, Omni Network là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính phi tập trung, bảo mật của Ethereum và tính linh hoạt, tùy biến cũng như khả năng mở rộng của Cosmos.
Mô hình hoạt động của Omni Network đóng vai trò như một nền tảng Layer 1, trong khi các blockchain được xây dựng trên nó sẽ là các Rollup Chain. Tuy nhiên, mô hình của Omni Network sẽ khác biệt với mô hình của Ethereum và các giải pháp Layer 2 hiện tại. Điểm khác biệt nằm ở chỗ Omni Network hướng tới việc xây dựng các Cross-rollup Applications trên nền tảng của mình.
Các Cross-rollup Applications có khả năng tương tác, trao đổi và gửi tin nhắn với nhau một cách dễ dàng, tạo nên sự liên kết và đồng bộ hóa trong hệ sinh thái của Omni Network. Hơn nữa, hệ sinh thái các Cross-rollup Applications sẽ không cần đến các giải pháp cross-chain để di chuyển tài sản.
Cách Thức Omni Hoạt Động
Omni hoạt động dưới mô hình Dual Staking của Omni Network bao gồm hai lớp:
Lớp Đồng Thuận (Consensus Layer) và Lớp Thực Thi (Execution Layer). Mô hình này tạo điều kiện cho Tích Hợp Đồng Thuận (Integrated Consensus) và cho phép các validator đồng thời đạt được đồng thuận cho Omni EVM và các thông điệp liên mạng (cross-chain messages).
Hơn nữa, hai lớp này được hỗ trợ bởi các công cụ như ABCI++ và Engine API, giúp các validator quản lý trạng thái giao dịch một cách nhất quán trên toàn bộ mạng lưới.
Trạng Thái Tích Hợp Đồng Thuận (Integrated Consensus State)
Bằng cách tách rời các hoạt động đồng thuận khỏi việc thực thi giao dịch, Omni Network mở rộng quy mô hoạt động hiệu quả trên mạng lưới và các rollup được kết nối. Mô hình này không chỉ giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn mạng mà còn tăng cường tính bảo mật và độ tin cậy của các giao dịch liên mạng (cross-network transactions).
Lớp Đồng Thuận (Consensus Layer)
Trọng tâm của mạng Omni Network là Lớp Đồng Thuận (Consensus Layer), được hỗ trợ bởi CometBFT. Đây là nơi các validator cùng nhau thống nhất về trạng thái của mạng lưới, đảm bảo tính hợp lệ của tất cả các giao dịch và hoàn thiện trạng thái trên tất cả các rollup được kết nối. Các lợi ích chính bao gồm:
Hơn nữa, CometBFT hoạt động theo cơ chế Delegated Proof of Stake (DPoS), cho phép người dùng có thể ủy quyền các token liquid restaking như ezETH (Renzo), pufETH (Puffer Finance) của họ cho các validator thông qua công nghệ từ EigenLayer. Nhờ đó, người dùng có thể nhận được phần thưởng đồng thời tăng cường bảo mật cho mạng lưới.
Lớp Thực Thi (Execution Layer)
Bổ sung cho Lớp Đồng Thuận là Lớp Thực Thi (Execution Layer), còn được gọi là Omni EVM, chịu trách nhiệm thực thi các giao dịch ETH. Omni EVM xử lý các giao dịch trong mempool của nó đồng thời tận dụng các ứng dụng bên thứ ba như Geth, Besu,… để mạng lưới đạt được thông lượng cao mà không bị quá tải.
Ngoài ra, Omni EVM hỗ trợ EIP-1559, cho phép phí giao dịch thay đổi theo tình trạng mạng lưới và nhu cầu của người dùng. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí sử dụng mạng lưới, đảm bảo rằng người dùng không phải trả quá nhiều phí khi giao dịch trên Omni Network.
Các Node Validator của Omni
Mạng lưới các node validator sử dụng cơ chế đồng thuận CometBFT để xác thực các thông điệp và giao dịch liên rollup trên Omni EVM. Các node này được bảo mật bằng cách sử dụng token OMNI và các token liquid restaking ETH từ người dùng.
Thông tin cơ bản về OMNI Token
OMNI Token Key Metrics
- Token Name: Omni Network
- Ticker: OMNI
- Blockchain: Ethereum
- Contract: 0x36E66fbBce51e4cD5bd3C62B637Eb411b18949D4
- Token type: Utility & Governance
- Token Standard: ERC-20
- Total Supply: 100,000,000 OMNI
- Initial Supply: 10,391,492 OMNI
OMNI Token Allocation
- Quỹ Hệ Sinh Thái: 29,5%
- Đội Ngũ Phát Triển: 25,25%
- Nhà Đầu Tư Tư Nhân: 20,06%
- Quỹ Cộng Đồng: 12,67%
- Phân Bổ Cho Việc Ra Mắt Công Khai: 5,77%
- Chương Trình Binance Launchpool: 3,5%
- Cố Vấn Dự Án: 3,25%
Lịch phân bổ token OMNI
OMNI Use Case
Người giữ token OMNI có thể tận dụng chúng trong các trường hợp sau:
1. Thanh toán Phí Xử Lý Giao Dịch trên nền tảng Omni Network.
2. Tham gia vào quá trình ra quyết định và bỏ phiếu cho các đề xuất về phát triển dự án.
3. Stake token OMNI để tăng cường tính bảo mật của mạng lưới và nhận phần thưởng thực hiện.
Lộ trình phát triển
Quý 2/2024
– Triển khai phiên bản mainnet chính thức.
– Tích hợp EigenLayer và các giao thức Liquid Restaking khác.
– Phát hành token OMNI ra thị trường.
Quý 3/2024
– Ra mắt các ứng dụng Natively Global Applications (NGA) được triển khai trên Omni EVM.
– Triển khai hợp đồng thông minh (smart contract) cho các rollup mới.
Quý 4/2024
– Mở rộng mạng lưới bằng việc bao gồm các hệ thống Data Availability thay thế như EigenDA và Celestia.
– Phân đoạn quy trình xác thực để tăng tính tổng hợp của mạng lên một tầm cao mới.
– Tích hợp các nhà cung cấp MPC để các tổ chức có quyền truy cập vào tất cả Ethereum rollup trên nền tảng.
Đội ngũ phát triển
Nhà đầu tư
Vào ngày 26/04/2023, Omni Network đã hoàn tất thành công đợt kêu gọi huy động vốn đầu tiên, ghi nhận khoản đầu tư trị giá 18 triệu đô la từ các quỹ đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực tiền điện tử và blockchain. Các nhà đầu tư tham gia đợt gọi vốn này bao gồm Pantera Capital, Spartan Capital, Hashed, Jump Crypto và Two Sigma Ventures – những cái tên được xem là những “ông lớn” trong ngành công nghệ tài chính phi tập trung.
Dự án tương tự
Thị trường là 1 thiết bị chuyển tiền từ kẻ thiếu kiên nhẫn sang kẻ kiên nhẫn