LAYER 2 WAR: ARBITRUM VS OPTIMISM

Layer2 war: arbitrum vs optimism

Chúng ta đã và đang nhắc nhiều về Layer 2, ai cũng đang rất bullish về một “layer2 summer”. Có 4 giải pháp Layer 2 cho đến thời điểm hiện tại nhằm mở rộng cho Blockchain Ethereum: Channel, Plasma, Sidechain và Rollups. Sidechain đã khá phát triển ở mùa bullrun trước đó với Ronin và IMX (blockchain này đang có kế hoạch chuyển sang Zk-rollups). Bài Research này sẽ đưa ra thêm một góc nhìn về cuộc chiến giữa 2 Blockchain sử dụng giải pháp mở rộng Optimistic Rollups, và cũng là 2 Layer2 dẫn đầu trong cuộc chiến Layer 2 tính đến thời điểm hiện tại là Arbitrum và Op mainnet.

I. THỜI ĐIỂM MAINNET

Cả 2 blockchain đều được phát triển trước giai đoạn uptrend 2021 tuy nhiên native token của cả 2 đều được mainnet trong giai đoạn thị trường downtrend. Optimism mainnet vào ngày 12/06/2021, OP token được listing vào tháng 06/2022 khi thị trường hồi phục nhẹ nhờ trend Move2earn còn Arbitrum được mainnet vào ngày 31/08/2021, ARB được listing vào tháng 03/2023.

II. CÁC CHỈ SỐ ONCHAIN

            Ở thời điểm hiện tại, khi cả 2 blockchain đang bước vào giai đoạn phát triển để chờ giai đoạn bùng nổ của blockchain có thể đánh giá qua một vài thông số:

  • Total Value Locked (TVL)
Tvl Op
TVL và Volume daily trên Optimism
Tvl Arb
TVL và Volume daily trên Arbitrum

Cả 2 đều sử dụng phương án Airdrop để kéo TVL trên hệ nhưng ở 2 thời điểm tương đối xa nha. Arbitrum mặc dù mainnet sau Op nhưng TVL trên Arbitrum cao hơn Op.

  • Optimism mặc dù đang xây dựng SupperChain nhưng số lượng ví hoạt động trong 1 ngày trên Optimism vẫn chưa thực sự ấn tượng
  • Số lượng transaction 1 ngày trên từng blockchain cũng có sự chênh lệch
Txid 1 Ngày Trên Optimism
Txid một ngày trên Optimism
Txid 1 Ngày Trên Arbitrum
Txid 1 ngày trên Arbitrum

Chưa nói về định hướng phát triển Layer3 thì trên chain chính có vẻ Optimism đang hơi ít user sử dụng hơn. Hoặc cũng có thể do Arbitrum phát triển nhiều Perpeptual dex hơn do đó lượng Txid hằng ngày ổn định hơn.

III. GIAI ĐOẠN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

a. Optimism

Optimism đã triển khai OpStack để các dự án khác muốn triển khai Layer2 có thể sử dụng tùy biến sẵn có của mình và được Optimism gọi là SuperChain. Một số Blockchain được triển khai thông qua OpStack: OpBNB, Base, Celo, Mantle,… Việc xây dựng OpStack có thể thu hút rất nhiều dòng tiền từ các Blockchain khác từ đó mang lại hàng tỷ đô mỗi năm cho Optimism.

Stage 0 Op

Optimism đang ở phát triển ở stage 0. Tuy nhiên để mở rộng hệ sinh thái của mình Op đã trải qua 3 chương trình phát triển hệ sinh thái. Có thể nói ở thời điểm hiện tại những mảnh ghép của một hệ sinh thái trên Optimism đã hoàn thiện, cái còn thiếu là một mảnh ghép hay một dấu ấn mạnh để kéo thêm user sử dụng hệ sinh thái này.

Optimism đã khởi chạy thành công bản update Bedrock. Bản cập nhật này sẽ giảm thiểu các đoạn mã code trong hệ thống từ đó làm tốc độ xử lý tăng lên và cũng một phần giảm thiểu nguy cơ phát sinh các lỗ hổng. Optimism sau đó cũng chính thức đổi tên thành OP Mainnet.

Op Bedrockb. Arbitrum

            Arbitrum Foundation triển khai Orbit – cũng là một mã nguồn mở gần tương tự Opstack – để giúp triển khác các Layer3 trên Arbitrum. Orbit đang ở giai đoạn phát triển chưa có sản phẩm chính thức.

Stage 1 Arb

Arbitrum hiện tại đang trong quá trình hoàn thiện Stage2 của Optimistic Rollup. Hoàn thiện Stage 1, những người sử dựng blockchain Arbitrum có thể rút tiền khỏi blockchain này trong 7 ngày ngay cả khi bị tấn công chuỗi khối hay blockchain bị dừng hẳn.

Hiện tại Arbitrum cũng đang có những chương trình phát triển và mở rộng hệ sinh thái tuy nhiên đây là gói tài trợ đầu tiên kể từ khi token ARB được airdrop vào tháng 03/2023. Khác với Optimism target vào các Dapp để mở rộng hệ sinh thái trước, có vẻ Arbitrum đang target sâu đến user hơn sau đó mới mở rộng hệ sinh thái. Defi và Dex trên Arbitrum cũng tương đối phát triển ở giai đoạn này. Sắp tới Offchain_Labs cũng sẽ đầu tư và phát triển thêm một vài dự án gamefi, hiện các dự án nàt đang ở giai đoạn seed và pre-seed.

Arbitrum cũng đang phát triển Arbitrum Stylus, dự kiến sẽ mainnet vào cuối năm 2023. Arbitrum Stylus như một bản cập nhật để thu hút các dự án phát triển mạnh mẽ trên Arbitrum. Với tiêu chí “Stylus: Beyond EVM Equivalence”, Stylus sẽ giúp nhưng giao thức, các Dapp muốn triển khai trên Arbitrum dễ dàng mà không cần lo ngại các ngôn ngữ lập trình khác nhau từ đó không cần phân biệt blockchain EVM hay non-EVM. Như vậy bộ công cụ của Arbitrum đang cực kì mạnh mẽ với Arbitrum Nitro, Arbitrum Nova và sắp tới là bản cập nhật về Arbitrum Orbit và Arbitrum Stylus.

Stylus2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Cuộc cạnh tranh đang hình thành khá rõ ràng giữa hai blockchain Optimistic Rollup này. Cả hai đều định hướng xây dựng hoặc SuperChain hoặc các AppChain, mục đích chung để kéo các Dapp sử dụng dịch vụ của mình. Việc này có thể tăng doanh thu cho Chain chính hàng chục tỷ đô mỗi năm. Cuộc chiến này đang cực khì khắc nghiệt, cả Op Mainnet và Arbitrum đều cùng định hướng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình tuy nhiên cách triển khai tương đối khác nhau. Op Bedrock làm giảm tương đối lượng mã trong hệ thống, làm blockchain nhanh hơn, đơn giản hơn. Các Dapp triển khai trên Op Mainnet cũng dễ dàng hơn. Nếu ai hay sử dụng OP cũng có thể dễ dàng nhận ra thời gian gần đây các block trên OP Mainnet được xác nhận nhanh hơn trước đó tương đối. Arbitrum Stylus thì target vào các developer trên blockchain khác từ đó đa dạng sản phẩm trên hệ sinh thái.

Cuộc chiến của hai blockchain này rất khốc liệt không chỉ về công nghệ mà còn cả cách triển khai và cách thu hút user. Đôi khi cuộc chiến khốc liệt này người hưởng lợi nhất lại là user: nhiều lựa chọn hơn, nhiều cơ hội hơn, hệ sinh thái của mỗi blockchain đa dạng hơn, blockchain nhanh hơn và mượt mà hơn.

DISCLAIMER

Tất cả những nội dung Coin79 Research cung cấp trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Tuyệt đối không được xem là lời khuyên đầu tư.