DeFi là một khái niệm xuất hiện trên thị trường năm 2018, tuy nhiên đến năm 2020 mới gây nên cơn sốt chú ý của cộng đồng. Thời điểm hiện tại năm 2023, DeFi đã thực sự bùng nổ với hàng nghìn dự án ở nhiều hệ sinh thái blockchain khác nhau. Đặc biệt là sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư truyền thống nâng tổng giá trị bị khóa trong DeFi hơn 150 tỷ USD. Bài viết hôm nay, Coin79 sẽ chia sẻ về Defi là gì và thông tin cơ bản nhất để các anh em hiểu rõ hơn!
Khái quát chung về DeFi là gì?
Trước khi quyết định đầu tư cần phải hiểu rõ DeFi, DeFi Coin là gì để có cái nhìn tổng quan về tiềm năng dự án.
DeFi là gì?
DeFi có tên tiếng Anh đầy đủ là Decentralized Finance. Đây chính là nền tài chính phi tập trung hoạt động trên Smart Contract của chuỗi khối blockchain không qua trung gian. Người dùng trong các ứng dụng DeFi có thể kiểm soát tài sản của mình hướng tới nền tài chính mở. Trong không gian Defi các hoạt động giống với CeFi như giao dịch, đi vay, cho vay, gửi tiết kiệm, thanh toán hóa đơn, nợ,…
DeFi Coin là gì?
DeFi Coin chính là đại diện cho một loại tiền điện tử có nguồn gốc từ nền tảng phi tập trung, tự động và hợp đồng thông minh. Chủ sở hữu của loại Coin sẽ truy cập vào dịch vụ tài chính và các ứng dụng trên blockchain.
Sự khác nhau giữa CeFi vs DeFi là gì?
Điểm khác biệt nhau giữa CeFi và Defi là gì? Cefi tài chính tập trung về thị trường giao dịch, quản lý và tổ chức tập trung. DeFi là ủy thác cho tổ chức nào đó về sản phẩm, tài sản hay dịch vụ tài chính. Hai thị trường khác biệt nhau về tính ủy thác. CeFi có các tài sản được thay bằng những token của Blockchain và phi tập trung. DeFi cho người dùng quyền truy cập tới dịch vụ tài chính bất kỳ đâu, khi nào.
Ưu điểm và cách thức hoạt động của DeFi
DeFi sở hữu những ưu điểm vượt trội và cách thức hoạt động như sau:
Ưu điểm nổi bật của DeFi
DeFi có những ưu điểm nổi bật bởi là ứng dụng thiết thực nhất của blockchain tiêu biểu như:
- Tính minh bạch trong mọi hoạt động đều được công khai và ghi nhận cho nên các tác động của con người sẽ bị hạn chế.
- Hình thức hoạt động phi tập trung không có cơ quan chức năng hay tổ chức nào quản lý. Người có thể tương tác với nhau qua những ứng dụng và nắm quyền kiểm soát tài sản.
- Chi phí thấp do cắt giảm được chi phí đáng kể cho bên thứ 3 trung gian do không có tổ chức hay cơ quan nào kiểm soát.
- Người dùng có quyền bình đẳng với nhau không cần sự ủy thác hay cho phép, không cần thủ tục rườm rà trong quá trình đăng ký.
Cách thức hoạt động của DeFi
Cách thức hoạt động của DeFi là gì? Sau đây là hoạt động của nền tảng này:
- Cho vay tiền điện tử để kiếm lợi nhuận lãi và phần thưởng.
- Giao dịch được thực hiện ngang hàng không cần đến môi giới đối với một số tiền điện tử.
- Mua các sản phẩm phái sinh dài hạn hoặc ngắn hạn là phiên bản tiền điện tử với quyền chọn hợp đồng hay cổ phiếu trong tương lai.
- Nhận khoản vay nhanh không cần mất thời gian làm thủ tục giấy tờ, đây là điểm khác biệt so với tổ chức tài chính thường không cho phép.
- Nhà đầu tư có thể khóa Token và nhận lãi suất cao, tiết kiệm cho tương lai tốt hơn gửi ngân hàng.
Vai trò quan trọng của DeFi trên thị trường tiền số
Vai trò quan trọng của DeFi là gì trên thị trường tiền điện tử? DeFi đã và đang thu hút các nhà đầu tư bởi tạo ra thị trường tài chính tự do, công bằng và dữ liệu mở. Người dùng nào cũng có thể truy cập, minh bạch về các giao dịch và xác minh bằng người dùng khác trên mạng lưới. Ngoài ra, dữ liệu blockchain an toàn, chống giả mạo và kiểm tra dễ dàng. Người dùng có thể thông qua các ứng dụng ngang hàng và phi tập trung để kiểm soát tài sản của mình.
Các ứng dụng phổ biến của DeFi Coin
Sau đây là một số ứng dụng phổ biến của DeFi Coin:
Hoạt động vay và cho vay
Các nền tảng cho vay và vay như BlockFi cho phép vay không cần tới trung gian. Ethereum và blockchain EOS là những blockchain triển khai các nền tảng cho vay, vay phổ biến. Một số nền tảng có thể kể tên như: Compound, Dharma.
Các công cụ quản lý tài sản
Các công cụ quản lý tài sản DeFi là gì? Chúng có vai trò giống như một người giám sát tài sản nhưng lại không tham gia dịch vụ nào. Những công cụ này cung cấp các ứng dụng ví và nhiều công cụ khác giúp chủ sở quản lý tài sản.
Những công cụ phái sinh
Các công cụ phái sinh của nền tảng DeFi vô cùng linh hoạt, phát hành dưới dạng hợp đồng phái sinh được mã hóa và xuất hiện tự động. Điều này giúp tránh khỏi những biến động về giá cho nhà đầu tư, điển hình như ứng dụng Synthetic, UMA.
Giao thức bảo hiểm với DeFi
Người dùng sẽ có những chính sách bảo hiểm dựa trên hợp đồng nhờ các giao thức bảo hiểm. Các khiếu nại cá nhân về sở hữu các tài sản số được xử lý thông qua Pooling Funds. Trong đó nổi bật ảo hiểm phi tập trung Nexus Mutual dựa trên Ethereum. Nhà đầu tư khi đóng góp vốn hoặc mua bảo hiểm thông qua giao thức chia sẻ rủi ro để giải quyết các khiếu nại kịp thời. DeFi đã khắc phục rất tốt những hạn chế và vấn đề mà CeFi không làm được.
Lời kết
Qua bài viết cũng đã phần nào giúp các anh em hiểu được DeFi là gì và cơ hội đầu tư hấp dẫn trong DeFi Coin. Đồng thời, các nhà đầu tư thông qua đó cũng tìm được chiến lược “xuống tiền” phù hợp với mình để gia tăng lợi nhuận bền vững trong tương lai.
Thị trường là 1 thiết bị chuyển tiền từ kẻ thiếu kiên nhẫn sang kẻ kiên nhẫn