DeFi 2.0 là cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều với sự tăng trưởng phi mã của một vài token hấp dẫn. Vậy DeFi 2.0 là gì? DeFi 2.0 lại có khả năng giải quyết những vấn đề và thay đổi toàn bộ DeFi hiện nay? Bài viết hôm nay hãy cùng Coin79 khám phá cơn sóng khổng lồ sắp tới này nhé!
DeFi 2.0 là gì?
DeFi có tên đầy đủ là Decentralized Finance. Đây là nền tài chính mở, tài chính phi tập trung với sức mạnh của blockchain cho phép dùng các ứng dụng tài chính bất cứ khi nào, nơi đâu mà không bị tổ chức, cá nhân nào chi phối. Tuy nhiên, DeFi còn khá nhiều hạn chế nên phiên bản nâng cấp DeFi 2.0 đã khắc phục những hạn chế và tối ưu lợi thế của DeFi. Điều này mang đến tiềm năng phát triển cho những bên tham gia.
DeFi hiện tại có những hạn chế gì?
Để biết DeFi 2.0 đã giải quyết những vấn đề gì, trước hết cần phải biết những hạn chế của DeFi:
- Phí gas đắt, thời gian lâu ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và trải nghiệm người dùng.
- Thanh khoản còn thấp
- DeFi hướng tới sự phi tập trung nhưng một số dự án vẫn thuộc về một bộ phận nhỏ
- Việc bảo mật trong DeFi chưa được nhiều quan tâm trong khi đây là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Một lượng lớn tài sản chưa được tận dụng để mở ra tiềm năng mới cho DeFi
DeFi 2.0 giải quyết những hạn chế của DeFi
DeFi 2.0 ra đời đã giải quyết những vấn đề còn hạn chế của DeFi và phát triển những giải pháp hiệu quả.
Vấn đề thanh khoản
DeFi 2.0 thu hút dòng tiền mới và người dùng tới DeFi, giúp họ có được lợi nhuận (yield). Những dự án x10 x100 góp phần tạo thanh khoản cho thị trường và onboard người dùng mới.
Tiềm năng mở rộng
Thời gian lâu và phí giao dịch đắt khiến nhiều người chùn bước trải nghiệm DeFi nhưng nơi đây lại nhiều sức hấp dẫn. Các layer 1 lên ngôi khắc phục vấn đề về scalability.
Tính tập trung
DeFi bên cạnh việc tìm kiếm lợi nhuận còn được yêu thích bởi sự không phụ thuộc vào trung gian thứ ba. Tuy nhiên một số dự án vẫn bị kiểm soát làm mất niềm tin của người dùng với DeFi. Vì thế, các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) phát triển đem lại quyền biểu quyết cho sự phát triển chung.
Sử dụng vốn
Tốc độ phát triển của DeFi rất nhanh nhưng đa số tài sản chỉ nằm yên, không được tận dụng.
- AMM là cội nguồn thanh khoản của DeFi, hầu hết số tài sản không được tận dụng.
- Tỷ lệ người cho vay nhiều hơn người vay
- Khi tài sản gửi vào các Aggregator nhận lại Agtoken thì số token không thể dùng làm việc khác nữa.
Khả năng đổi mới DeFi của Capital Efficiency
Capital Efficiency có dấu hiệu khởi đầu cho những con sóng tăng trưởng lớn.
Tiền đổ vào quá mức
Các hệ sinh thái tung ra liên tục các gói Ecosystem Fund với mục đích thúc đẩy sự phát triển. Không sớm thì muộn số tiền đó phải được deploy giúp phát triển sản phẩm dự án, phần nhiều làm incentive lôi kéo người dùng.
Liquidity Mining có model hạn chế
Các dự án thường có chương trình Liquidity Mining khi mới ra mắt để thu hút người dùng. Tuy nhiên, Liquidity Mining với incentive lôi cuốn người dùng và tài sản trong ngắn hạn nhưng APY giảm, Farmer xả token khiến chuyển đi dòng tiền.
Coi trọng TVL quá mức
Tổng giá trị bị khóa được coi trọng quá mức khiến người dùng không hiểu bản chất TVL và không tận dụng được số TVL tạo ra doanh thu hiệu quả.
Những dự án hướng vào Capital Efficiency
Một số dự án tập trung vào Capital Efficiency tối ưu TVL để tận dụng hết số tài sản được đưa vào các protocol. Đồng thời, tạo ra dòng tiền tốt thúc đẩy dự án tăng trưởng thu hút cộng đồng ủng hộ.
Đón đầu con sóng với sự chuẩn bị cho DeFi 2.0
Các dự án Capital Efficiency hướng tới tiêu chuẩn mới cho ngành, vì vậy việc chuẩn bị cho DeFi 2.0 là điều cần thiết để đón đầu con sóng:
Hiệu quả sử dụng vốn
Nhà đầu tư nên chú ý tới việc tận dụng số TVL của dự án thay vì chỉ để ý vào TVL. Mỗi model dự án có phương thức tối ưu TVL khác nhau. Các anh em có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Lending qua chỉ số Outstanding Loan/TVL, với AMM bằng chỉ số trading volume/TVL,…
Tìm kiếm những dự án đi đầu
Một số dự án giúp tối ưu tính Capital Efficiency nổi bật gồm:
- Olympus DAO tạo nguồn thanh khoản và giảm tình trạng farm xả ra với cơ chế swap LP token để lấy trái phiếu (Bond)
- Uniswap v3 là AMM đầu tiên tạo ra model tối ưu việc cung cấp thanh khoản
- Tokemak giảm Impermanent Loss do protocol và điều hướng thanh khoản
- Abracadabra (SPELL) mở ra một thị trường lending mới, chấp nhận yield token làm tài sản thế chấp vay stablecoin MIM.
- Curve + Convex quản trị trong protocol và nguồn thanh khoản khi áp dụng Incentive + game theory
- Popsicle Finance giúp quản lý thanh khoản tốt hơn.
Dự đoán về xu hướng DeFi 2.0
Sau đây là một số dự phóng về xu hướng của DeFi 2.0:
Các dự án Capital Efficiency mang đến tiêu chuẩn mới trong ngành. Số lượng dự án xét về tổng quan hiện tại chưa nhiều về sản phẩm hoạt động hiệu quả. Một số dự án thành công như OHM, SPELL,… được coi là tiền đề thúc đẩy cho con sóng khổng lồ tiếp theo, giúp người dùng tối ưu hiệu quả sử dụng vốn.
Những dự án đứng đầu sẽ tiếp tục giữ vững vị thế của mình bởi tận dụng được nguồn thanh khoản hiệu quả và giảm tình trạng rút tài sản của người dùng. Đặc biệt, khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo ra nhiều bước đột phá.
Capital Efficiency được biết tới là một nhánh của DeFi 2.0, không thể tránh khỏi những con sóng cho các hạn chế khác. Thực tế khi hết đợt sóng layer 1 thì vẫn có sóng layer 2 trong tương lai và không nhất thiết diễn ra độc lập.
Lời kết
Thông tin trên đã giúp các anh em hiểu rõ hơn về DeFi 2.0 và những việc cần chuẩn bị để đón con sóng khổng lồ ập tới. Với các kiến thức và ráp những mảnh ghép lại với nhau đem lại cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan, đưa ra dự đoán cho tương lai để nắm bắt cơ hội kiếm lợi nhuận bền vững. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để Coin79 giải đáp tận tình nhất!

Thị trường là 1 thiết bị chuyển tiền từ kẻ thiếu kiên nhẫn sang kẻ kiên nhẫn